Khai thác trái phép diện tích rừng bao nhiêu là vi phạm pháp luật hình sự.

0
1425

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư được biết Luật sư Vũ Như Hảo chuyên tư vấn các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp,…tại Nha Trang. Hôm nay, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn một việc như sau: Gia đình cậu tôi vì không có kiến thức pháp luật nên có phát rừng để trồng cây mưu sinh với diện tích 1.500m2 rừng đặc dụng. Vậy vấn đề này xử lý hình sự hay hành chính? Xin cám ơn Luật sư!

Trả lời:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật của chúng tôi. Sau khi xem xét các thông tin mà bạn cung cấp cũng như các quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi xin trả lời về vấn đề của cậu bạn như sau:
Thứ nhất, theo quy định Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính hành vi phá rừng trái pháp luật như sau:
“5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.
c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.
d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.”
Như vậy, trường hợp của cậu bạn sẽ không bị xử phạt hành chính vì diện tích rừng là 1500m2 mà sẽ bị xử lý hình sự  quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 cụ thể:
Điều 243 Tội hủy hoại rừng:
“1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”
Như vậy, gia đình của cậu bạn vi phạm pháp luật hình sự, đây là hành vi của một nhóm người nên không thể tách riêng chia nhỏ diện tích rừng đã phát mà phải tính tổng diện tích trong trường hợp này. Bạn cần tư vấn cho gia đình cậu của bạn để mời luật sư có kinh nghiệm để có thể giúp gia đình cậu của bạn vào lúc này. Nếu bạn cần thắc mắc gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các phương tiện sau:
Công ty Luật TNHH Vũ Như Hảo và Cộng sự
Luật sư – Thạc sĩ: Vũ Như Hảo
www.LuatSuNhaTrang.vn
Skype: vu.nhu.haa
Yahoo Messenger: hao_vunhu@yahoo.com
E-mail: LawyerVuNhuHao@Gmail.com
Facebook:https://www.facebook.com/LuatsuNhaTrang
Cellphone: 0914 086292
Địa chỉ trụ sở: 16 Mạc Đĩnh Chi, phường Phước Tiến, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa