BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA TIN QUAN TRỌNG NÀY: ÁN LỆ ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH!

0
1212

Đặc điểm quan trọng của nhà nước pháp quyền là phải có một hệ thống pháp luật và hệ thống tư pháp hoàn thiện. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều quy phạm pháp luật mâu thuẫn, lạc hậu hoặc thiếu hụt các quy phạm để giải quyết các tranh chấp trong trong xã hội. Điều này sẽ gây ra khó khăn rất lớn cho hệ thống tư pháp trong việc thực hiện chức năng bảo đảm công lý. Trước thực trạng này, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó nêu rõ: “Tòa án nhân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ…từng bước thực hiện công khai hóa bản án”. an le

Mặc dù đã có sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Chính trị, nhưng về mặt khoa học vẫn có nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề có nên thừa nhận và sử dụng án lệ ở nước ta hay không và sử dụng án lệ như thế nào? Một số người cho rằng, việc thừa nhận và sử dụng án lệ là một yêu cầu tất yếu. Ngược lại, một số người khác có thái độ e dè, nghi ngờ, thậm chí định kiến với án lệ. Họ đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau như: Liệu chỉ có vài thẩm phán tạo ra án lệ có thể mang tính công bằng, khách quan? Thẩm phán có quyền tạo ra luật nên có thể dẫn đến tình trạng tùy tiện của thẩm phán khi thực hiện hoạt động xét xử? v.v..

Tuy còn nhiều tranh luận nhưngtrước thực trạng nhiều vụ án có tính chất giống nhau nhưng lại được xử KHÁC NHAU đã cho thấy sự cần thiết phải ban hành án lệ. Hơn nữa, án lệ đã có từ lâu và trở thành nguồn pháp luật của các quốc gia phát triển. Và điều khó tin và được mong đợi nhất đối với nền tư pháp Việt Nam đó là việc Việt Nam chính thức thừa nhận và ban hành án lệ.

Ngày 6/4/2016 vừa qua, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thông qua 06 án lệ kèm theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016. Theo đó:

– Các tòa án nhân dân và tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng các án lệ trong xét xử kể từ ngày 01/6/2016.

– Việc áp dụng án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

– Nguồn của 06 án lệ này được lấy từ:

+ Quyết định giám đốc thẩm số 04/2014/HS-GĐT ngày 16/4/2014 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

+ Quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS-GĐT ngày 08/7/2010 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

+ Quyết định giám đốc thẩm số 208/2013/DS-GĐT ngày 03/5/2013 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

+ Quyết định giám đốc thẩm số 04/2010/QĐ-HĐTP ngày 03/3/2010 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

+ Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09/10/2014 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

+ Quyết định giám đốc thẩm số 100/2013/GĐT-DS ngày 12/8/2013 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

Xem chi tiết tại Quyết định 220/QĐ-CA của Hội đồng thẩm phán TANDTC và 6 án lệ đầu tiên TẠI ĐÂY.