Câu hỏi: Chào Luật sư, em muốn luật sư tư vấn giúp em về vấn đề như sau:
Vào thời điểm giữa năm ngoái, em và vợ phải nghỉ việc vì ảnh hưởng bởi dịch Covid. Không có thu nhập để trang trải cuộc sống nên vợ chồng em đã lập ra trang bán và ship đồ ăn online tại Nha Trang. Tại đây chúng em chuyên bán các loại thức ăn nấu sẵn và các loại bánh tươi thời gian phục vụ khách đến mua và ăn tại chỗ là từ 11h trưa đến 10g tối, bán và ship phục vụ khách mua qua mạng là từ 11h trưa đến 3h sáng hôm sau. Vào khoảng nửa năm trở lại đây lượng khách biết đến ngày càng đông và có số lượng đơn hàng ngày càng nhiều nên vợ chồng em đã mở rộng quy mô và tuyển thêm 5 nhân viên để phụ làm và ship hàng. Công việc kinh doanh qua mạng đang phát đạt song vợ chồng em đang phân vân không biết bán đồ nhà làm có cần đăng ký kinh doanh tại Nha Trang hay phải có giấy phép gì không? Nếu có thì vợ chồng em cần phải làm thủ tục gì để việc kinh doanh tại thành phố Nha Trang trở nên hợp pháp? Vì đây hiện là nguồn thu nhập chính của vợ chồng em để trang trải cuộc sống. Kính nhờ Luật sư tư vấn cho vợ chồng em.
Trả lời: Công ty Luật Vũ Như Hảo & Cộng sự giải đắp thắc mắc của bạn như sau:
Đa số hiện nay các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống trên toàn quốc nói chung và tại thành phố du lịch Nha Trang nói riêng đều kinh doanh dưới hai hình thức bán trực tiếp tại cửa hàng và bán trực tuyến (quảng cáo trên các kênh mạng xã hội và giao hàng tận nơi). Khi bạn kinh doanh dịch vụ ăn uống bạn phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Nếu vợ chồng bạn kinh doanh nhỏ lẻ, bạn nên chọn mô hình hộ kinh doanh với thủ tục đăng ký đơn giản và đóng “thuế khoán” (thuế ấn định mà không cần phải khai báo thuế như doanh nghiệp). Bạn có thể đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản với hoạt động kinh doanh.
Nếu nhu cầu kinh doanh lớn hơn, bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.
Để thuận tiện cho bạn, chúng tôi tư vấn chi tiết về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Hồ sơ để thành lập Hộ kinh doanh:
• Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
• Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
• Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
• Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
• Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
• Hợp đồng thuê địa điểm, hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng địa điểm dùng để kinh doanh.
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần xin giấy phép an toàn thực phẩm theo quy định của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm với hình thức hộ kinh doanh phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Phòng y tế UBND quận/huyện nơi đang kinh doanh thực phẩm, theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Nếu vi phạm các điều trên hoặc gây hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người tiêu dùng, bạn sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Ngoài ra, người sản xuất, kinh doanh còn phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do hành vi của mình gây ra.
Ngoài ra, nếu còn vướng mắc cần tư vấn thêm hoặc sử dụng dịch vụ pháp lý của Công ty chúng tôi, vui lòng liên hệ:
• Điện thoại/zalo: 0963.821.699
• E-mail: VPLSHaovaCongsu4@gmail.com